Trung Tâm Luyện thi TOEIC, TOEIC Online | Anh ngữ Ms Hoa
Đào tạo TOEIC số 1 Việt Nam

Bảng Phiên Âm Tiếng Anh IPA | Cách phát âm cực chuẩn

Nếu không phát âm chuẩn thì quá trình học nghe của bạn cũng gặp rất nhiều trở ngại. Về cơ bản thì trong tiếng Anh có bảng phiên âm tiếng anh IPA gồm 44 âm cơ bản chính dùng để phát âm bao gồm 20 cách đọc các nguyên âm và 24 cách đọc phụ âm.

Có rất nhiều bạn mong muốn học tiếng Anh nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Có người bắt đầu học từ vựng, có người học ngữ pháp. Tuy nhiên cái cốt lõi và tự nhiên nhất các bạn cần phải học chính là cách phát âm.

Chắc có rất rất nhiều bạn thường tự đoán cách phát âm một từ tiếng anh mà mình không biết đúng không? Đây là một lỗi sai kinh điểm khi học tiếng anh, điều này sẽ khiến bạn phát âm sai ngay từ đầu, và đây có thể sẽ thành thói quen tai hại cho bạn trong việc phát âm tiếng anh.

Bảng phiên âm tiếng anh

Khi tra từ điển các bạn thường thấy các phiên âm của từ đặt ngay bên cạnh. Việc hiểu, thuộc và biết cách đọc 44 âm trong tiếng anh này sẽ giúp bạn học tiếng anh đúng hơn, chuẩn hơn rất nhiều. Và trong bài viết này Anh ngữ Ms Hoa sẽ giúp bạn hiểu và biết cách đọc bảng phiên âm tiếng anh chuẩn nhất nhé.

I. Cách đọc nguyên âm trong bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Nguyên âm bao gồm 20 âm chính được viết cách đọc như sau: /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/

Trọn quá trình học, bạn không nên ôm dồn quá nhiều âm để học 1 lúc, nếu ôm, dồn quá nhiều âm có thể dẫn tới dễ lẫn, khó nhớ và gây nhanh nản chí cho các bạn mới học.

  • Âm /i:/  Cách đọc đúng: Đọc giống i nhưng dài, nặng và nhấn mạnh
  • Âm /ɪ/  Đọc gần giống i
  • Âm /ʌ/  Đọc gần giống â
  • Âm /ɒ/  Đọc gần giống o ngắn và dứt khoát
  • Âm /æ/  Đọc gần giống ea đọc sát với cường độ nhanh
  • Âm /e/  Đọc giống e
  • Âm /ɜ:/  Đọc là ơ nhưng dài và hơi nặng
  • Âm /eɪ/  Đọc gần giống êi hoặc ây
  • Âm /u:/  Đọc giống u dài và nặng
  • Âm /ʊ/  Đọc là u ngắn, nhanh, dứt khoát
  • Âm /ɔ:/  Đọc là o dài, nặng và nhấn
  • Âm /ɑ:/  Đọc là a nhưng dài và mạnh
  • Âm /ɪə/  Đọc gần giống iơ hoặc ia
  • Âm /eə/  Đọc gần giống eơ hay ơ hơi câm
  • Âm /ʊə/ Đọc gần giống ua hoặc uơ
  • Âm /ə/  Đọc là ơ ngắn và dứt khoát
  • Âm /aɪ/  Đọc gần giống ai
  • Âm /ɔɪ/  Đọc gần giống oi
  • Âm /aʊ/  Đọc gần giống ao
  • Âm /əʊ/  Đọc gần giống âu

Mẹo nhớ các ký hiệu trong bảng phiên âm tiếng Anh IPA


II. Cách đọc phụ âm trong bảng phiên âm IPA

Dưới đây là 24 cách đọc phụ âm được viết như sau: /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/

ÂM /p/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống p nhưng ngắn và dứt khoát

  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /b/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống b ngắn và dứt khoát

  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

 

ÂM /f/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống f

  • Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /v/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống v

  • Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

 

ÂM /h/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống h

  • Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.
  • Phương thức cấu âm: Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /j/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống z nhưng nhấn mạng hoặc giống cash đọc chữ ju

  • Vị trí cấu âm: Miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi phát âm /i:/
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ lưỡi và hạ cằm xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

 

ÂM /k/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống c

  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /g/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống g

  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

 

ÂM /l/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống lờ

  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.
  • Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

 

ÂM /m/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống mờ

  • Vị trí cấu âm: Hai môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng.
  • Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

 

ÂM /n/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống nờ

  • Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng.
  • Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

 

ÂM /ŋ/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống ng nhưng nhẹ và dứt khoát

  • Vị trí cấu âm: Miệng mở, cuống lưỡi chạm vào ngạc trên để chặn luồng hơi đi vào miệng.
  • Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

 

ÂM /r/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống r

  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.
  • Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

 

ÂM /s/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống s nhanh, nhẹ và dứt khoát

  • Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /z/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống nhanh, nhẹ và dứt khoát

  • Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

 

ÂM /ʃ/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống s nhẹ và uốn lưỡi

  • Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /ʒ/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống gi nhưng phát âm ngắn

  • Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

 

ÂM /t/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống t ngắn và dứt khoát

  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /d/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống đ

  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

ÂM /tʃ/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống ch

  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /dʒ/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống giơ nhưng đọc nhanh, ngắn và dứt khoát

  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

 

ÂM /θ/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống th

  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

 

ÂM /ð/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống đ

  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

 

ÂM /w/

Cách đọc đúng: Đọc gần giống qu

  • Vị trí cấu âm: Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm.
  • Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

Xem thêm:


Bài viết này chắc hẳn sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát âm bảng 44 âm trong tiếng anh. Việc phát âm bảng phiên âm tiếng anh IPA chuẩn ngay từ đầu sẽ giúp bạn học tiếng anh đúng và hiệu quả hơn rất nhiều. Đặc biệt bạn sẽ tránh được lối mòn trong việc đọc và đoán cách phát âm một từ tiếng anh.


Anh ngữ Ms Hoa chia sẻ

Tin tức khác

ĐỘI NGŨ SỨ GIẢ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Folder niềm tự hào

Bí kíp chinh phục 950+ TOEIC từ bộ 3 học viên khóa Doanh nghiệp tại Ms Hoa TOEIC

Bí kíp chinh phục 950+ TOEIC từ bộ 3 học viên khóa Doanh nghiệp tại Ms Hoa TOEIC

900+ TOEIC là mốc điểm mà nhiều sĩ tử khát khao đạt được để có thể chạm tới nhiều cơ hội việc làm tốt. Cùng lắng nghe kinh nghiệm từ bộ 3: Hà My, Đức Sơn và Phương Thảo - 3 học viên xuất sắc trong khóa học Doanh nghiệp nhà Ms Hoa đã chinh phục thành công 950+ TOEIC.

0TOEIC

Học viên xuất sắc tăng 300 điểm TOEIC chỉ sau 2 khóa học

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, từ 555 TOEIC khi test đầu vào, Thụy Phương đã chinh phục thành công 830 TOEIC và vượt target của bản thân. Cùng lắng nghe bạn chia sẻ kinh nghiệm học và thi của mình nhé!

830 TOEIC

HỌC VIÊN 'CƯNG' XUẤT SẮC CHINH PHỤC 880 TOEIC SAU 2 THÁNG

Chỉ sau 1 khóa học lớp C tại cơ sở Ms Hoa TOEIC Lũy Bán Bích, Đông Khang - cậu học trò cưng của cô Minh Thư đã xuất sắc chinh phục 880 TOEIC. Cùng lắng nghe những chia sẻ của bạn khi đạt kết quả này nhé!

880 TOEIC

BỨT PHÁ GIỚI HẠN, CHINH PHỤC 925 TOEIC

Mình cảm thấy thầy cô ở Ms Hoa dạy rất tốt và rất thân thiện với các học trò. Sau khi học lớp B xong thì mình chỉ đạt mức điểm là 695, mình nghĩ rằng giới hạn và trình độ của mình chỉ có thể đến mức đó. Nhưng sau khi học lớp luyện đề, mình đã bức phá và đạt điểm số như hiện tại.

925 TOEIC

CAO THỦ 820 TOEIC CHIA SẺ BÍ KÍP LÀM BÀI HIỆU QUẢ

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, Thảo Vy đã xuất sắc chinh phục 820 điểm TOEIC. Cùng lắng nghe cô bạn xinh xắn, giỏi giang chia sẻ kinh nghiệm học trong group Tự học TOEIC 990 cùng Ms Hoa nhé!

820 TOEIC

KINH NGHIỆM CHINH PHỤC 820 TOEIC SAU 2 THÁNG HỌC ONLINE

Chỉ sau 2 khóa học online qua Zoom tại Ms Hoa TOEIC, Hồng Nhung đã xuất sắc chinh phục 820 điểm TOEIC. Cùng lắng nghe những kinh nghiệm ôn thi hiệu quả của Nhung chia sẻ trong group Tự học TOEIC 990 cùng Ms Hoa nhé!

820 TOEIC

BÍ KÍP CHINH PHỤC 945 TOEIC TỪ CAO THỦ

900+ TOEIC là điểm số mà nhiều bạn mơ ước và phải nỗ lực học tập thật nhiều nếu muốn đạt được. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ Trúc Anh - người đã xuất sắc chinh phục 945 TOEIC nhé!

945 TOEIC

SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐẠT 900+ TOEIC

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, Hồng Phúc đã xuất sắc chinh phục 905 điểm TOEIC. Cùng nghe bạn chia sẻ những kinh nghiệm ôn thi hiệu quả để đạt được kết quả này nhé!

905 TOEIC

Bí kíp chinh phục 900+ TOEIC chỉ sau 3 tháng

Chỉ sau 3 tháng học tại Ms Hoa TOEIC, Trần Nam đã xuất sắc chinh phục 925 TOEIC - một kết quả nằm ngoài mong đợi. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Nam về hành trình đạt số điểm tuyệt vời này nhé!

925 TOEIC

HỌC VIÊN U50 CHIA SẺ HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 885 TOEIC

“Mở bát” cho năm mới rực rỡ là kết quả từ cô Thu Hiền - học viên khóa online tại Ms Hoa TOEIC. Ở độ tuổi U50, cô vẫn quyết tâm đi học và xuất sắc chinh phục 885 TOEIC. Cùng lắng nghe cô chia sẻ về hành trình ôn thi của mình nhé!

885 TOEIC
">
Liên hệ
Xem tất cả
01:33:27