Trung Tâm Luyện thi TOEIC, TOEIC Online | Anh ngữ Ms Hoa
Đào tạo TOEIC số 1 Việt Nam

Đại học Kinh tế quốc dân - Ngôi trường danh giá và xuất sắc bậc nhất Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học học hàng đầu tại Việt Nam - hay được gọi với cái tên kiêu sa là Stanford Phố Vọng. Liệu đây có đúng là ngôi trường đáng học dành cho các bạn sinh viên hãy cùng Ms Hoa TOEIC tìm hiểu qua bài viết sau nhé:

1. Giới thiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân có tên tiếng Anh là National Economics University (NEU). Đây là một trường đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm Đại học trọng điểm tại Việt Nam. NEU cũng được đánh giá là một trong những ngôi trường danh giá tại Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cao cấp nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiều doanh nhân nổi tiếng. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam.

  • Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 22 tháng 5 năm 1958, trường được Thủ tướng Chính phủ đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục. Tháng 1 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đến năm 1989, Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: 1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô; 2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học; và 3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

2. Các ngành đào tạo tại Đại học Kinh tế Quốc dân

Kinh tế Quốc dân là một ngôi trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam, có quy mô đào tạo lớn với khoản 45.000 sinh viên. Hiện trường có 21 khoa, 38 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 1 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.

  • Đại học Kinh tế Quốc dân có 2 loại hình đào tạo chính:

2.1. Hệ đào tạo chính quy với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt:

Khi tham gia chương trình đào tạo chính quy, sinh viên sẽ có được mức học phí thấp nhất, chương trình được chia thành 3 nhóm ngành đào tạo chính: Nhóm ngành phổ biến, Nhóm ngành còn mới và Nhóm ngành không thuộc 2 nhóm trước

2.2. Đào tạo chương trình chất lượng cao

Với chương trình đào tạo chất lượng cao, sinh viên sẽ phải học bằng tiếng Anh. Vì vậy nếu bạn nào định đăng ký học chương trình này thì cần có vốn tiếng Anh căn bản đã nhé.

2.3. Các ngành đào tạo trong chương trình chính quy

STT

Ngành/Chương trình học bằng tiếng Việt

1

Kinh tế quốc tế

2

Kinh doanh quốc tế

3

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

4

Kế toán

5

Kiểm toán (tách ra từ ngành Kế toán)

 

Ngành Tài chính – Ngân hàng tách thành 03 ngành mới (6,7,8) sau đây:

6

Ngân hàng (tách ra từ ngành TC-NH)

7

Tài chính công (tách ra từ ngành TC-NH)

8

Tài chính doanh nghiệp (tách ra từ ngành TC-NH)

9

Bảo hiểm

10

Marketing

11

Thương mại điện tử

12

Kinh doanh thương mại

13

Bất động sản

14

Quản trị khách sạn

15

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

16

Quản trị kinh doanh

17

Quản trị nhân lực

18

Luật

19

Luật kinh tế

20

Kinh tế gồm 3 định hướng chuyên sâu:

– Kinh tế học

– Kinh tế và quản lý đô thị

– Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực

21

Kinh tế phát triển

22

Thống kê kinh tế

23

Toán kinh tế

24

Hệ thống thông tin quản lý

25

Công nghệ thông tin

26

Khoa học máy tính

27

Khoa học quản lý

28

Quản lý công

29

Quản lý tài nguyên và môi trường

30

Quản lý đất đai

31

Quản lý dự án

32

Kinh tế đầu tư

33

Kinh tế nông nghiệp

34

Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

35

Quan hệ công chúng

36

Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh hệ số 2)

37

Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE – tiếng Anh hệ số 2)

 

Các chương trình học bằng tiếng Anh (môn tiếng Anh hệ số 1)

1

Quản trị kinh doanh (E-BBA)

2

Quản lý công và Chính sách (E-PMP)

3

Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro (Actuary)

4

Khoa học dữ liệu trong Kinh tế & Kinh doanh (DSEB)

5

Kinh doanh số (E-BDB)

6

Phân tích kinh doanh (BA)

7

Quản trị điều hành thông minh (E-SOM)

8

Quản trị chất lượng và Đổi mới (E-MQI)

9

Công nghệ tài chính (BFI)

10

Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (ACT-ICAEW)

11

Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (AUD-ICAEW)

12

Kinh tế học tài chính (FE)

 

Các chương trình học bằng tiếng Anh (môn tiếng Anh hệ số 2)

1

Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (BBAE – tiếng Anh hệ số 2)

2

Quản trị khách sạn quốc tế (IHME – tiếng Anh hệ số 2)

3

Đầu tư tài chính (BFI – tiếng Anh hệ số 2)

4

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế (LSIC – tiếng Anh hệ số 2)

3. Học phí tại Đại học Kinh tế Quốc dân

Học phí của trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng khá là “mắc" so với các trường Đại học khác trên địa bàn Hà Nội, quả xứng danh trường “thương gia" và chất lượng đào tạo của trường. Cụ thể, theo Đề án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2021 của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, mức học phí theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) là từ 15 đến 20 triệu đồng/năm học. 

Tuy nhiên, mức học phí của các chương trình chất lượng cao của Trường tương đối cao, từ 40 đến 60 triệu đồng/năm học.

4. Cơ hội việc làm sau khi học tại Kinh tế quốc dân

Với chất lượng đào tạo và uy tín của trường Đại học Kinh tế Quốc dân bạn có thể yên tâm sau khi ra trường là sẽ kiếm được một công việc ổn định và với mức thu nhập khá, tuỳ theo ngành nghề mà bạn theo học. Thậm chí bạn cũng có thể làm trái ngành nếu có năng lực bởi vì có rất nhiều công ty ưu ái cho sinh viên học trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Với uy tín về ngành Kiểm toán tại Kinh tế quốc dân, bạn có thể làm công việc kế toán cho các trường học, các công ty về thương mại hoặc các cơ sở chính quyền cấp xã, huyện. Nếu bạn học chuyên ngành về nhà hàng – khách sạn thì bạn cũng có thể làm quản lý cho các nhà hàng, khách sạn. 

Ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn ngành nghề khác như phiên dịch viên, kỹ sư phần mềm hoặc Marketing….

5. Tiêu chuẩn đầu ra tiếng Anh tại Kinh tế Quốc dân

Nhiều trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, áp dụng tiêu chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên. Đại học Kinh tế Quốc dân cũng vậy, tuỳ theo từng chuyên ngành và chương trình theo học sinh viên yêu cầu phải có chứng chỉ và mức độ đánh giá trình độ tiếng Anh riêng.

Nhà trường sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trên cơ sở tham chiếu với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tuỳ theo từng chuyên ngành và chương trình thì yêu cầu đầu ra như sau:

Ngành/Chương trình đào tạo

Khung NLNNVN

Chứng chỉ Quốc tế tiếng Anh

IELTS

TOEFL IBT

TOEFL ITP

TOEIC

Ngôn ngữ Anh

Bậc 5

6.5

79

x

x

Chương trình tiên tiến

Bậc 5

6.5

79

x

x

Chương trình chất lượng cao, POHE và các chương trình học bằng tiếng Anh

Bậc 4

6.0

60

543

730

Chương trình chính quy (Học bằng tiếng Việt)

Bậc 4

5.5

46

500

600

 

Với những thông tin về Đại học Kinh tế Quốc dân bên trên, hy vọng các bạn có thể lựa chọn được ngành học phù hợp và học tiếng Anh thật sớm để ra trường nhé!

Tin tức khác

ĐỘI NGŨ SỨ GIẢ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Folder niềm tự hào

Bứt Phá 850 TOEIC Sau Thời Gian Dài Gián Đoạn

Bứt Phá 850 TOEIC Sau Thời Gian Dài Gián Đoạn

Từ mục tiêu 700 đến 850 TOEIC! Hành trình quay lại ôn luyện TOEIC sau thời gian dài đi làm và sự đồng hành tận tâm của thầy cô tại Ms Hoa TOEIC đã giúp mình đạt điểm số vượt mong đợi.

850TOEIC

Ánh Ngọc sinh viên học viện Y Dược- Từ cô gái rụt rè đến 825 điểm sau 6 tháng

Từ 445 lên 825 TOEIC chỉ sau 6 tháng! Cùng lắng nghe hành trình bứt phá điểm số của Ánh Ngọc – sinh viên ngành Dược, Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam. Bí quyết nào giúp cô ấy chinh phục TOEIC trong thời gian ngắn?

825 TOEIC

Bứt Phá 850+ TOEIC Trong Thời Gian Ngắn – Hành Trình Của Đôi Bạn Thân

Chinh phục 850+ TOEIC dễ dàng! Cùng lắng nghe câu chuyện của hai sinh viên xuất sắc đã bứt phá điểm số TOEIC ngoạn mục và khám phá bí quyết học tập hiệu quả giúp bạn đạt mục tiêu nhanh chóng.

885 TOEIC

Hành Trình Chinh Phục TOEIC Của Đôi Bạn Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Hai bạn đều xuất phát từ những mức điểm không quá cao – Huy Hải từ 500+ và Đức Anh từ 450, nhưng chỉ sau một thời gian học tập tại Ms Hoa TOEIC, cả hai đã bứt phá ngoạn mục, vượt xa mục tiêu ban đầu.

0 TOEIC

TỪ 615 ĐẾN 890 TOEIC, ĐẮC HIẾU BỨT PHÁ NGOẠN MỤC SAU 1 KHÓA HỌC

Câu chuyện của Đắc Hiếu chắc chắn là một tấm gương sáng cho bất kỳ ai đang loay hoay tìm cách cải thiện điểm số

0 TOEIC

Minh Hồng – Học viên cơ sở Hoàng Quốc Việt xuất sắc chinh phục 830 điểm TOEIC

Bạn Minh Hồng, học viên cơ sở 461 Hoàng Quốc Việt đã đạt kết quả xuất sắc 830 điểm TOEIC sau khi tham gia lớp luyện đề C64181

830 TOEIC

LAN PHƯƠNG VÀ HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 865 TOEIC

Chúc mừng Lan Phương – Tấm gương sáng của sự nỗ lực và ý chí! Cả nhà cùng cô Hoa lắng nghe những chia sẻ, bí quyết giúp Phương đạt được điểm số này nhé

865 TOEIC

MINH QUÂN GHI DẤU 815 TOEIC – Học viên xuất sắc tại cơ sở Anh Ngữ Ms Hoa

Chúc mừng Minh Quân – Học viên xuất sắc tại cơ sở Anh Ngữ Ms Hoa, 188 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa!

0 TOEIC

QUANG HUY 810 TOEIC - HỌC VIÊN CƠ SỞ NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

Mời cả nhà nán lại đôi phút, dành chút thời gian lắng nghe chia sẻ từ bạn Quang Huy, học viên cơ sở Anh ngữ Ms Hoa Nguyễn Luơng Bằng vừa qua đã xuất sắc đạt 810 TOEIC dù ôn tập gâp rút và đăng ký sát ngày thi.

810 TOEIC

800+ TOEIC - TẤM VÉ VÀNG TRONG HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM VIỆC LÀM

Chúc mừng Phi Hùng với kết quả ấn tượng 845/990 TOEIC sau 4 khóa học chăm chỉ học tập theo đúng lộ trình từ TOEIC Pre đến khóa Luyện đề nhà cô Hoa! Đừng để sự do dự trong việc chinh phục TOEIC cản trở hành trình thành công của bạn. Hãy cùng nghe câu chuyện của Phi Hùng - cựu sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

845 TOEIC
">
Liên hệ
Xem tất cả
01:33:27