Trung Tâm Luyện thi TOEIC, TOEIC Online | Anh ngữ Ms Hoa
Đào tạo TOEIC số 1 Việt Nam

Cấu trúc tiếng anh - các chủ điểm cấu trúc TOEIC thường gặp

Trong ngữ pháp tiếng Anh, có 1 số dạng câu khá đơn giản chỉ bao gồm chủ ngữ và động từ cùng tân ngữ cơ bản. Tuy nhiên, vẫn có một số dạng câu được cấu trúc bởi nhiều thành phần khá phức tạp cũng như nhiều từ loại trong câu khiến nhiều bạn mới học tiếng Anh bị bối rối

Bài viết liên quan

88 cấu trúc tiếng Anh thông dụng

Trọn bộ ngữ pháp chinh phục 990 TOEIC

Sách ngữ pháp cơ bản nhất cho người ôn TOEIC Grammar in use

I. CÂU MỆNH LỆNH

1. Khái niệm

Câu mệnh lệnh tiếng anh là câu được dùng để yêu cầu/ ra lệnh cho người khác phải làm hoặc không làm gì đó. Câu mệnh lệnh thường sẽ không có chủ ngữ, vì chúng được dùng để nhấn mạnh vào yêu cầu người nghe (chủ từ được ngầm hiểu).

Ví dụ:

  • Stand up.
  • No smoking.

2. Cấu trúc câu mệnh lệnh

+ Với Infinitive

Câu khẳng định

V(bare) + O + …

Câu phủ định

Do + NOT + V(bare) + O + …

Ví dụ: Eat your dinner.

+ Dùng với đại từ nhân xưng you trong câu mệnh lệnh để nhấn mạnh

Câu khẳng định

You + V(bare) + O + …

Câu phủ định

Do + NOT + you + V(bare) + O + …

Ví dụ:

  • You stay here.
  • You open the window.

Note: Trong 1 số trường hợp, đại từ you có thể được thay thế bằng các đại từ bất định khác (someone, somebody, no one, nobody, everyone, everybody) để câu nói được nhẹ nhàng hơn, nhất là trong văn nói. Động từ vẫn giữ nguyên V-bare.

Ví dụ:

  • Everybody go out, please. 
  • Somebody call Julia.

+ Với trợ động từ DO (để làm câu lịch sự và trang trọng hơn)

Câu khẳng định

Do + V(bare) + O + …

Câu phủ định

Do + NOT + V(bare) + O + …

Ví dụ:

  • Do sit down.
  • Don’t you go!

+ Với Let và Let’s

Cấu trúc này được dùng trong câu mệnh lệnh cho ngôi thứ 1 và thứ 3

-> Thể khẳng định

Let + Đại từ nhân xưng tân ngữ + V(bare) + O + …

Let’s (Let us) + V(bare) + O + …

Ví dụ: Let me go!

-> Thể phủ định

Let’s not + V(bare) + O + …

Don’t let’s V(bare) + O + …

Ví dụ: Don’t let’s say a word about it.

3. Cách dùng câu mệnh lệnh

+ Ra lệnh, yêu cầu ai làm gì đó

Ví dụ: Stop!

+ Đưa ra sự hướng dẫn, thông báo, nhắc nhở hoặc sự cấm đoán

Đối với dạng này, người ta thường thêm các từ please, just hoặc if you don’t mind để làm nhẹ câu từ đi.

Ví dụ: Please keep quite!

+ Lời đề nghị hoặc lời mời

Ví dụ: Don’t be afraid to ask anything.

II. CÂU NGHI VẤN

1. Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn trong tiếng anh là loại câu được dùng để đưa ra câu hỏi trực tiếp và được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

2. Cấu trúc câu nghi vấn tiếng anh

Câu nghi vấn dạng yes-no

Be + S + O + …?

Ex: Are they pencils?

- Với động từ thường được chia theo thì. Ex: Does your father go to work?

- Với động từ khiếm khuyết: Đổi vị trí của động từ khiếm khuyết ra đứng trước chủ ngữ, động từ chính không đổi. Ex: Will you come to my house with your children?

3. Câu nghi vấn dạng Wh/ how

Câu hỏi với từ hỏi bắt đầu bằng what, when, where, who, whom, which, whose, why và how….Chúng ta sử dụng câu hỏi với từ hỏi để thu thập thông tin

Ví dụ:

- Who is your favourite actor?

Cấu trúc: Cấu trúc của Wh-question giống với dạng câu hỏi Yes/No, ta chỉ cần thêm từ để hỏi đầu câu trước trợ động từ.

Từ để hỏi + auxiliary verb (be/ do/ have) + S + V + …

Ví dụ: Who should she stay with?

+ Không có trợ động từ: Khi what, who, which or whose là chủ ngữ hay một phần của chủ ngữ, chúng ta không sử dụng trợ động từ.

When/What/Who/Which/Whose + (O) + V

Ví dụ: What you name?

4. Câu hỏi mang nghĩa phủ định

Câu nghi vấn mang nghĩa phủ định được hình thành bằng cách thêm ‘not’ vào sau trợ động từ.

Ví dụ:

  • Which computer isn’t working?
  • Why didn’t you tell me in the first place?
  • Why don’t we go for coffee tomorrow?
  • Isn’t she hot?
  • Wouldn’t it be rude to talk to her like that?
  • Hasn’t the teacher arrived yet?

5. Câu hỏi lựa chọn

Câu hỏi lựa chọn đưa ra 2 phương án để người nghe có thể chọn lựa. Cấu trúc của dạng câu nghi vấn này tương đối giống câu hỏi yes/no.

Ví dụ: Have you been to Pari or London?

III. CÂU PHỦ ĐỊNH

1. Câu phủ định là gì?

Câu phủ định trong tiếng anh (Negative) được sử dụng để bộc lộ, thể hiện 1 điều gì đó là sai, không đúng với sự thật. Câu phủ định tiếng anh thường được thành lập bằng cách thêm "not" vào trong câu khẳng định.

2. Cách tạo câu phủ định

+ Đặt not phía sau trợ động từ, động từ to be hoặc một số động từ khuyết thiếu

Ví dụ: I can't carry this box for you

+ Sử dụng các từ phủ định: no, neither, never, no one, nobody, none, nor, nothing…

Ví dụ: There were no pens left when I came there

+ Sử dụng các tiền tố (de-, dis-, un-) hoặc hậu tố (-less).

Ví dụ: This laptop is useless, it broke down all the time.

+ Sử dụng các trạng từ mang nghĩa phủ định: few, hardly, little, rarely, scarcely, seldom…

Ví dụ: I barely read that book.

3. Cấu trúc câu phủ định

+ Với to be

Ta thêm not sau động từ to be am/is/are/was/were

S + to be + not + O/ adj + …

Viết tắt của not = n’t (Riêng am = I am not), isn't (is not), aren't (are not), wasn't (was not), weren't (were not)

Ví dụ: I wasn’t there when you called me.

+ Với động từ thường

Ta thêm not sau trợ động từ

Ví dụ:

  • won't go to HCM city this summer
  • He won’t be studying at my home tonight
  • Lisa hadn't waken up when I phoned her.

+ Với động từ khiếm khuyết 

Ví dụ: I won’t try any products of her company. 

+ Với câu mệnh lệnh

Ví dụ: Don’t tell anyone about this.

+ Với câu bắt đầu bằng let’s, thêm ‘not’ đằng sau

Ví dụ: Let’s not forget to close the windows!

4. Một số lưu ý về cách dùng câu phủ định

+ Các từ hạn định được dùng trong câu phủ định

-> Much - nhiều: dùng cho danh từ không đếm được.

Ví dụ: I don't have much money

-> Many - nhiều: dùng cho danh từ đếm được

Ví dụ: Aries doesn't bring many drinks to room.

-> Any  tuyệt nhiên không, không tí nào

Ví dụ: She doesn't have any visitors this month.

-> A lot of và lots of - nhiều: có thể dùng trong câu phủ định lẫn khẳng định.

Ví dụ: Lina doesn't have lots of/a lot of friends here.

+ Câu mang ý nghĩa phủ định nhưng ở dạng khác

- Trạng từ mang nghĩa phủ định thay cho 'not' trong câu:

Một số trạng từ mang nghĩa phủ định khi được dùng trong câu thì ta không cần phải thêm not. Các trạng từ phủ định thường gặp: hardly, barely, scarely (hầu như không); hardly ever, seldom, rarely (hầu như không bao giờ)

 Lưu ý: Các trạng từ kể trên không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà chỉ ở mức tương đối.

IV. CÂU YÊU CẦU

1. Câu yêu cầu trong tiếng anh là gì?

Lời yêu cầu là cách đưa một câu yêu cầu, đề nghị lịch sự từ người nói, nhằm tránh để người nghe cảm thấy khó chịu. Những lời/ câu đề nghị lịch sự không những được áp dụng trong các đoạn đối thoại, giao tiếp hàng ngày mà còn được sử dụng trong các trường hợp trang trọng, khi gặp gỡ người lạ hoặc trong một môi trường mới.

2. Cấu trúc câu yêu cầu thường gặp

+ Cấu trúc: Would/ Do you mind + V-ing?: yêu cầu ai làm việc gì đó một cách lịch sự (Would you mind trang trọng hơn Do you mind)

Would you mind + V-ing…?

Do you mind + V-ing…?

Ví dụ: Do you mind helping me with my job?

+ Cấu trúc: 

Would/ Do you mind + If clause ?: Xin phép ai đó làm gì

Do you mind + if-clause (thì hiện tại: S + V-s/-es + O)…?

Would you mind + if-clause (thì quá khứ: S + V2/-ed+ O)…?

Ví dụ: Do you mind if I use your car?

+ Cấu trúc: 

Can/ Could…, please?: Đề nghị ai đó làm gì (could dùng trong những trường hợp lịch sự hơn)

Can + S + V(bare) …, please?

Could + S + V(bare) …, please?

Ví dụ: Can you turn the volume down, please?

+ Cấu trúc: 

Can/ Shall I…?: Đề nghị làm gì cho ai đó (Shall thông dụng hơn Can)

Can I + bare infinitive …?

Shall I + bare infinitive …?

Ví dụ: Shall I give you a hand?

+ Cấu trúc

Would you like…?Đề nghị làm gì cho ai đó

Would you like + N…?

Would you like + (pronoun) + to…?

Ví dụ: Would you like me to give you more information?

V. LỜI GỢI Ý

1. Lời gợi ý trong tiếng anh là gì?

Dùng để đưa ra lời gợi ý đối với người đối diện để mời hoặc yêu cầu họ tham gia một hoạt động, công việc nào đó với ta một cách lịch sự. Một lời gợi ý không chỉ thể hiện tính cách, kỹ năng giao tiếp của bạn mà còn đóng vai trò quyết định việc người đối diện có chấp nhận nó hay không.

2. Các cấu trúc lời gợi ý thường dùng

-> Cấu trúc: Let’s (Let us): câu đề nghị ai đó cùng làm gì với mình.

Let’s + bare infinitive - V(bare)

Ví dụ: The weather is hot. Let’s go swimming now.

-> Cấu trúc: How about…?/ What about…? gợi ý làm một việc gì đó

What about + V-ing/Noun/ Noun phrase …?

How about + V-ing/Noun/ Noun phrase…?

Ví dụ: What about a cup of orange juce?

-> Cấu trúc: Why not…? và Why don’t: gợi ý hay đề nghị người đối diện làm điều gì một cách lịch sự. Why not được dùng để đưa ra 1 lời gợi ý chung chung, còn why don’t được dùng cho 1 lời/ câu đề nghị cụ thể.

Why not + V(bare) …?

Why don’t we/you + V(bare) …?

Ví dụ: Why don’t you wear the red dress? It’s suit for you.

3. Câu Đề Nghị

Một trong những cách thành lập câu đề nghị trong tiếng anh là sử dụng động từ 'suggest'. Tuy vậy, 'suggest' lại có nhiều cách dùng và mỗi các dùng đều có đặc điểm, lưu ý riêng. Dưới đây là các cách áp dụng câu đề nghị tiếng anh với động từ 'suggest'.

  • Suggest + V-ing: Được dùng chủ yếu trong những tình huống trang trọng, để nói chung chung, không ám chỉ một người cụ thể nào.

Ví dụ: suggest going out for dinner, but my sister doesn’t want to eat out.

  • Suggest + (that) + S + should + V(bare): Để đưa ra 1 đề xuất, ý kiến, khuyên ai nên làm gì (chúng ta có thể bỏ ‘that’ nếu ngữ cảnh không trang trọng).

Ví dụ: They suggest (that) he should perform one more song.

  • Suggest + (that) + S + subjunctive Verb: Đề nghị (rằng) ai làm gì

Ví dụ: She suggest (that) we cook something to eat.

  • Suggest + wh-question word (Suggest + từ để hỏi): Ta thường dùng suggest đi với các từ như where, what, who, how

Ví dụ: Can you suggest what special dishes this restaurant is famous for?

  • Suggest + noun/ noun phrase (+ to …): Đề nghị một cái, một điều gì đó.

Ví dụ: Can you suggest a good restaurant in this village?

VI. CẤU TRÚC CÂU BỊ ĐỘNG

1. Định nghĩa câu chủ động và bị động

- Câu chủ động tiếng anh (the active voice): Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động tác động vào người, vật khác.

Ví dụ: I cook a meal.

- Thể bị động trong tiếng anh (the passive voice): Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật bị tác động bởi hành động của người, vật khác.

Ví dụ: The car is washed by Lizabi.

2. Các bước chuyển câu bị động tiếng anh

Bước 1: Chuyển tân ngữ chủ động thành chủ ngữ bị động

Ví dụ: My sister wrote a letter. → A letter was written by my sister.

⇒ 'A letter' làm tân ngữ cho câu chủ động được chuyển thành chủ ngữ cho câu bị động.

Bước 2: Chia động từ cho thể bị động

Thì

Chủ động

Công thức bị động

Ví dụ

Hiện tại đơn

V-s/-es

am/is/are + V3/-ed

Nana delivers good every evening.
→ Good is delivered by Nana every evening.

Hiện tại tiếp diễn 

be + V-ing

am/is/are + being + V3/-ed

She is asking me a lot of questions.
→ I am being asked a lot of questions by her.

Hiện tại hoàn thành

have/has + V3/-ed

have/has + been + V3

I have cooked lunch.
→ The lunch has been cooked by me.

Quá khứ đơn

V2/-ed

was/were + V3/-ed

Lira wrote a book.
→ The book was written by Lira

Quá khứ tiếp diễn 

was/ were + V-ing

was/were + being + V3/-ed

lira was doing his homework.
→ Her homework was being done.

Quá khứ hoàn thành

had + V3/-ed

had + been + V3/-ed

They had hold a party for his birthday.
→ A party had been hold for his birthday.

Tương lai đơn

will/ shall + V bare

will/shall + be + V3/-ed

I’ll bring food for the picnic.
→ Food for the picnic will be brought by me

Tương lai hoàn thành

will/shall + have + V3/-ed

will/shall + have + been + V3/-ed

She will have read this book.
→ This book will have been read by her.

Tương lai gần

is/am/are + going to  + V bare

is/am/are + going to be

+ V3/-ed

They're going to uninstall the app next month.
→ The app is going to be uninstallednext month.

Modal verb

can/ may/ must + V bare

can/ may/ must + be + V3/-ed

Linh can answer this question.
→ This question can be answered by Linh.

Cấu trúc với have/ has to

have/ has to + V bare

have/ has to + be + V3/-ed

You have to finish your tasks quickly.
→ All your tasks have to be finished quickly.

Câu điều kiện

would + V bare

would + be + V3/-ed

I would buy a house if I had money.
→ A house would be bought if I had money.

Perfect conditional sentence

would + have + V3/-ed

would + have + been + V3/-ed

If I had had a wide yard, I would have planed a lot of flowers.
→ A lot of flowers would have been planed if I had had a wide yard.

Bước 3: Chuyển chủ ngữ chủ động thành by + tân ngữ bị động

Ví dụ: I make this card. → This card is made by me.

Lưu ý:

-> Các đại từ như me, you, him, them, people, someone hoặc không quan trọng, không rõ ràng thường được loại bỏ.

Ví dụ: Someone has sent me flowers  → I have been sent flowers.

-> Khi người thực hiện hành động hoặc tác nhân của hành động là dụng cụ thì ta dùng with thay cho by

Ví dụ: The door was smashed with a hammer.

Bước 4: Vị trí của trạng ngữ trong cấu trúc bị động

-> Trạng từ/trạng ngữ chỉ nơi chốn đứng trước by + tân ngữ bị động

Ví dụ: I have found the book in the closet  → The book has been found in the closet by me.

-> Trạng từ/trạng ngữ chỉ thời gian đứng sau by + tân ngữ bị động

Ví dụ: My dad bought a car yesterday  → A car was bought by my dad yesterday.

-> Trạng từ/trạng ngữ chỉ cách thức thường đứng giữa động từ be và phân từ quá khứ

Ví dụ: Huong has studied for the exam carefully  → The exam has been carefully studied by Huong.

Một số lưu ý trong passive form

+ Các động từ mô tả trạng thái hay tình huống ít khi được chuyển qua câu bị động.

Ví dụ: They are having dinner. 

+ Có 1 số động từ được dùng thường xuyên trong câu bị động hơn là chủ động: be born (được sinh ra – luôn được dùng ở thì quá khứ), be populated (ở, định dân, cư ngụ), be stranded (bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bị mắc kẹt lại), be taken aback (bị shock).

Ví dụ: Lots of passengers were stranded at Tan Son Nhat airport due to the heavy rain.

+ Các liên động từ không được chuyển qua câu bị động trong tiếng anh .

+ Các nội động từ từ không được chuyển qua dạng bị động.

3. Các Loại Câu Bị Động Đặc Biệt

Thể bị động của các động từ tường thuật

- Các động từ tường thuật gồm: assume, believe, claim, consider, expect, feel, find, know, report, say, think, find, understand, discover, prove, observe, estimate.

- Đối với các động từ tường thuật, có 2 cách để chuyển câu chủ động sang bị động.

S: chủ ngữ; S': Chủ ngữ bị động

O: Tân ngữ; O': Tân ngữ bị động

Cách 1: 

Câu chủ động: S + V + THAT + S' + V' + … 

⇒ Câu bị động: It + be + V3/-ed + THAT + S' + V'

Ví dụ: They claimed that you got the highest score in the entrance exam.

(Người ta quả quyết rằng em đạt điểm số cao nhất ở cuộc thi đầu vào)

⇒ It was claimed that you got the highest score in the entrance exam

Cách 2:

Câu chủ động: S + V + THAT + S' + V' + …

 Câu bị động: S' + be + V3/-ed + to V’

Ví dụ: They claimed that you got the highest score in the entrance exam.

(Người ta quả quyết rằng em đạt điểm số cao nhất ở cuộc thi đầu vào)

⇒ You was claimed to get the highest score in the entrance exam.

Câu chủ động

Câu chủ động với V + O + to V

-> Với các động từ chỉ cảm xúc hoặc mong ước như expect, want, need…

Chủ động: S + V + O + to V’ + O’ + …

Bị động: S + V + O’ + TO BE + V’3/-ed + …

► Lưu ý: TO BE vẫn là TO BE, không biến đổi

Ví dụ: I didn’t expect you to give away that dress.

⇒ I didn’t expect that dress to be given away.

-> Với các động từ chỉ cảm xúc hoặc mong ước như like, would like, hate, love, want, wish, prefer, hope… nếu tân ngữ của động từ nguyên mẫu (to V) và chủ ngữ là cùng 1 đối tượng thì dạng bị động được thành lập không có tân ngữ.

Chủ động: S + V + O + to V’ + O’ + …

Bị động: S + V + TO BE + V’3/-ed + …

Ví dụ: Lisa would like everyone to call her princess ⇒ Lisa would like to be called princess.

-> Với các động từ như advise, beg, order, recommend, urge,… khi đổi sang dạng bị động thì dùng kiểu bị động bằng THAT.

Chủ động: S + V + O + to V’ + O’ + …

Bị động: S + V + that + O’ + should be + V3/-ed + …

Ví dụ: He advised me to accept the job  ⇒  He advised me that the job should be accepted.

Câu chủ động là câu nhờ vả

Câu nhờ vả với các động từ have, get, make có thể được đổi sang câu bị động với cấu trúc:

 

Cấu trúc active voice

Cấu trúc passive voice

Ví dụ

HAVE

… have someone + V (bare) something

…have something + V3/-ed (+ by someone)

Thomas has his son buy a cup of coffee.
→ Thomas has a cup of coffee bought by his son.
(Thomas nhờ con trai mua 1 cốc cà phê)

GET

… get + someone + to V + something

… get + something + V3/-ed + (by someone) 

Shally gets her husband to clean the kitchen for her.
→ Shally gets the kitchen cleaned by her husband.
(Shally nhờ chồng dọn giúp nhà bếp)

Câu chủ động là câu hỏi

S: chủ ngữ; S': Chủ ngữ bị động

O: Tân ngữ; O': Tân ngữ bị động

 

Câu chủ động

Câu bị động

Ví dụ

Thì hiện tại

Do/does + S + V (bare) + O …?

Am/ is/ are + O + V3/-ed + (by S)?

Do you clean your room?
→ Is your room cleaned (by you)?
(Con đã dọn phòng chưa đấy?)

Thì quá khứ

Did + S + V (bare) + O…?

Was/were + S' + V3/-ed + by + …?

Did you close the door?
→ Was the door closed?
(Em có thể mang vở lên nộp cho tôi không?)

Modal verbs (động từ khiếm khuyết) 

Modal verbs (động từ khiếm khuyết) + S + V (bare) + O + …?

modal verbs (động từ khiếm khuyết) + S' + be + V3/-ed + by + O'?

Can you move the chair?
→ Can the chair be moved?
(Chuyển cái ghế đi được không?)

Dạng khác

Have/has/had + S + V3/-ed + O + …?

Have/ has/ had + S' + been + V3/-ed + by + O'?

Has she done her homework?
→ Has her homework been done (by her)?
(Con bé đã làm bài tập xong chưa?)

Câu chủ động có dạng V-ing

S: chủ ngữ; S': Chủ ngữ bị động

O: Tân ngữ; O': Tân ngữ bị động

Chủ động: S + V + O + V-ing + O' + …

Bị động: S + V + O' + BEING + V3/ed + …

Ví dụ: I remembered Lucie taking my bag away yesterday  → I remembered my bag being taken by Lucie yesterday.

Câu chủ động là câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh với ngoại động từ

-> Thể khẳng định:

Chủ động:  V + O + …

Bị Động:  Let O + be + V3/-ed

Ví dụ: Put your pen down → Let your pen be put down.

-> Thể phủ định:

Chủ động: Do not + V + O + …

Bị động: Let + O + NOT + be + V3/-ed

Ví dụ: Do not take this item. → Let this item not be taken.

Câu mệnh lệnh với nội động từ

- Chủ động: Nội động từ (Intransitive V) + …

-  Bị động: You are requested + (not) to V …

Ví dụ:  Sit down here and wait for a second, please  → You are requested to sit down here and wait for a second.

Câu chủ động có hai tân ngữ

-> Nếu trong câu có 2 tân ngữ (thưởng xảy ra với các động từ như give, lend, make, do, get, send, show, buy…) thì cả 2 đều có thể trở thành chủ ngữ ở câu bị động. Nó tùy thuộc vào việc ta muốn tập trung vào việc nào, tân ngữ nào.

I.O: Tân ngữ gián tiếp ; D.O: Tân ngữ trực tiếp

S: chủ ngữ ; S': Chủ ngữ bị động

O: Tân ngữ; O': Tân ngữ bị động

Chủ động: S + V + I.O + D.O

Bị động: S’ (I.O) + Be + V3/-ed + O’ (D.O) + by + S

Ví dụ: He sends his relative a letter.

 His relative was sent a letter.

(S’ = I.O = His relative | O’ = D.O = a letter)

 A letter was sent to his relative (by him)

(S’= D.O = A letter | O’ = I.O = his relative)

-> Khi dùng câu bị động kiểu này, ta phải thêm trước đại từ nhân xưng tân ngữ giới từ to (với các động từ give, lend, send, show) và for (với các động từ buy, make, get, do…)

Ví dụ: He brought me a rose  ⇒ A rose was brought for me.

Câu chủ động có động từ chỉ giác quan

S: chủ ngữ ; S': Chủ ngữ bị động

O: Tân ngữ; O': Tân ngữ bị động

Các động từ chỉ giác quan bao gồm: see, hear, smell, feel, watch, notice, make, bid, help, let

-> Trường hợp Verb of perception + V-ing: chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần hành động, hoặc 1 hành động đang diễn ra bị 1 hành động khác xen vào.

Chủ động: S + Verb of perception + O + V-ing + …

Bị động: S’ + be + V3/-ed (Verb of perception) + V-ing + …

Ví dụ: We saw the comet falling down from the sky   → The comet was seen falling down from the sky.
(S’ = O = the comet; saw → was seen; falling → falling)

-> Trường hợp Verb of perception + V(bare): chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.

Chủ động: S + Verb of perception + O + V(bare) + …

Bị động: S’ + be + V3/-ed (Verb of perception) + to V + …

Ví dụ:  I saw him steal her wallet. → He was seen to steal her wallet.

(S’= O = he; saw → was seen; steal → to steal)

Câu chủ động với need

Chủ độngS + need + to V + …

Bị động: S’ + need + V-ing hoặc + to be + V3/-ed

Ví dụ: This homework need to be done/doing.

Câu chủ động với make/help/let

-> Với make/help

Chủ độngS + make/help + I.O + V(bare) + D.O + …

Bị động: I.O + be + made/helped + to V + D.O + …

Ví dụ: She helps me close the door. → I am helped to close the door.

-> Với let

Chủ độngS + let + I.O + V(bare) + D.O + …

Bị động: I.O + be + allowed + to V + D.O + …

Ví dụ: My parents let me go out in the evening  → I am allowed to go out in the evening.

Câu chủ động với các động từ đặc biệt

Các động từ đặc biệt bao gồm: suggest, require, request, order, demand, insist(on), recommend..

Chủ độngS + V + that + S’ + V’ (bare) + O + …

Bị động: It + be + V3/-ed + that + O + BE + V’3/-ed …

BE vẫn là BE, chứ không biến đổi

Ví dụ: Dad recommended that mom buy a new car   → It was recommended that a new car be bought.

Câu chủ động với cấu trúc có chủ ngữ giả It

Chủ độngIt + be + adj + to V + O + …

Bị động: It + be + adj + for + O + to be + V3/-ed + …

Ví dụ: It’s hard to study all of this knowledge   → It’s hard for this knowledge to be studied.

Câu chủ động với cấu trúc khác

-> It’s one’s duty to V (nhiệm vụ của ai để làm gì đó)

Chủ độngIt + be + one’s duty + to V + …

Bị động: S + to be + supposed + to V + …

Ví dụ: It was your duty to protect me  → You were supposed to protect me.

-> It’s imppossible to V (không thể làm gì)

Chủ độngIt is impossible + to V + …

Bị động: S + can’t + be + V3/-ed

Ví dụ: It’s impossible to pass this test  → The test can’t be passed.

-> It’s necessary to V (cần thiết để làm gì)

Chủ độngIt is necessary + to V + …

Bị động: S + should/must + be + V3/-ed

Ví dụ: It’s necessary to buy a TV   → A TV must/should be bought.

VII. CÂU CẦU KHIẾN

Câu nhờ vả hay câu cầu khiến tiếng anh là những cấu trúc thường xuyên được sử dụng khi bạn muốn yêu cầu hay nhờ vả ai đó làm gì giúp mình.

1. Cấu trúc câu cầu khiến chủ động

Cấu trúc nhờ vả have và get

Đây là 2 cấu trúc nhờ ai đó làm gì

- Cấu trúc have: have someone do something

- Cấu trúc get: get someone to do something

Ví dụ: Shally has her husband clean the kitchen.

Mang ý ép buộc:

- Cấu trúc make:

S + make + someone + V (bare)

- Cấu trúc force:

S + force + someone + to V

Ví dụ: Amanda forces her children to go to bed.

Mang ý cho phép:

- Cấu trúc let

S + let + someone + V (bare)

- Cấu trúc permit/ allow

S + permit/ allow + someone + to V

Ví dụ: The professor lets his students use their phones during the test. → let sb do sth

Mang ý nhờ giúp đỡ:

Cấu trúc help

S + help somebody to V/ V (bare)

Ví dụ: Anne helps her mother grow some plants in the garden.

► Có thể lược bỏ tân ngữ của help:

- Nếu tân ngữ sau help là một đại từ chung chung thì ta có thể bỏ cả tân ngữ lẫn to mà chỉ dùng mỗi V (bare)

Ví dụ: This new vaccine will help (people to) immune to smallpox.

- Nếu tân ngữ của động từ và tân ngữ của help là một thì ta có thể bỏ tân ngữ của help và to

Ví dụ: Thousands of tiny crystals on chameleon's skin will help (him to) keep him invisible to his enemies.

2. Cấu trúc câu cầu khiến bị động

Cấu trúc bị động của MAKE

Chủ động: make + somebody + V(bare) + something

Bị động: S’(something) + be made + to V + by + O’(somebody)…

Ví dụ: Suzy makes the hairdresser cut her hair. → Her hair is made to cut by the hairdresser.

Cấu trúc bị động của HAVE

Chủ động: … have sb do sth

Bị động: … have something done

Ví dụ: Thomas has his son buy a cup of coffee. → Thomas has a cup of coffee bought by his son.

Cấu trúc bị động của GET

Chủ động: get sb to V

Bị động: … get sth done

Ví dụ: Shally gets her husband to clean the kitchen for her  → Shally gets the kitchen cleaned by her husband.

Một số cấu trúc câu cầu khiến khác

Các động từ như want, would like, need, prefer cũng có thể được dùng ở thể bị động và mang nghĩa cầu khiến. Tuy nhiên, các cấu trúc này thường ít được sử dụng, và mang tính trang trọng nhiều hơn.

Với WANT/ NEED: muốn ai đó phải làm cái gì cho mình (dùng với nghĩa ra lệnh)

S + want/ need + something + (to be) + V3/-ed

Ví dụ: Jenny wants her car washed before she comes back.

Với WOULD LIKE/ PREFER: muốn nhờ ai đó làm gì đó cho mình (dùng với nghĩa ra lệnh lịch sự)

S + would like + something (to be) + V3/-ed

Ví dụ: I would like this card (to be) checked, please.Câu Cảm Thán

Khi muốn diễn tả một cảm giác (feeling) hay một sự xúc động (emotion), chúng ta dùng câu cảm thán. Câu cảm thán giúp chúng ta bày tỏ cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, đau khổ, nóng giận, …). Trong tiếng anh có hai cách để biểu đạt cảm xúc là sử dụng câu cảm thán và sử dụng cảm thán từ.

VIII. CÂU CẢM THÁN

1. Câu cảm thán với HOW

HOW + adjective/ adverb (tính/ trạng từ) + S + V

Ví dụ: How quickly the time goes by!

 Lưu ý: Tính từ (adjective) thường sẽ đi với các động từ sau: be (am/is/are/was/were/been), become (trở nên), grow (trở nên), feel (cảm thấy), taste (có vị), smell (có mùi), sound (nghe có vẻ), look (trông có vẻ), seem (dường như), appear (dường như), remain (vẫn), stay (vẫn).

-> Trạng từ (adverb) đi với động từ thường.

-> Trong tiếng Anh kiểu Mỹ, với văn phong không trang trọng, người ta thường dùng cấu trúc: How adj + verb + S

Ví dụ: How crazy is that!

2. Câu cảm thán với WHAT

What + a/ an + Adj (tính từ) + noun (danh từ) + (S + V)

- S (chủ ngữ) và V (động từ) có thể được lược bỏ

Ví dụ: What a beautiful house you have!

-> Với danh từ đếm được số nhiều, ta bỏ a/an vào thêm -s/-es vào danh từ

Ví dụ: What tall buildings!

-> Với danh từ không đếm được, ta bỏ a/an

Ví dụ: What pure atmosphere!

-> Đôi khi người ta còn thêm câu hỏi đuôi vào trong câu cảm than

Ví dụ: What bad luck we had, don’t we!

3. Câu cảm thán với SUCH

Such (+ a/ an) + adjective + noun

Ví dụ: It’s such a boring film! 

4. Câu cảm thán dạng phủ định

Ở dạng này, ta đảo trợ động từ lên đứng đầu cầu và thêm NOT vào trợ động từ, cuối câu dùng dấu ‘!’

Ví dụ: Isn’t the weather nice! 

IX. CÂU HỎI ĐUÔI

1. Tag question là gì?

Câu hỏi đuôi là gì? Tag question hay question tag là dạng câu hỏi ngắn đứng đằng sau một câu trần thuật thường được sử dụng trong tiếng Anh.

2. Các loại câu hỏi đuôi

Loại 1:

-> Mệnh đề chính và câu hỏi đuôi tag question có hai thể đối nghịch, gồm:

mệnh đề chính khẳng định và câu hỏi láy đuôi phủ định

mệnh đề chính phủ định và câu hỏi đuôi khẳng định (dạng này thường phổ biến hơn.) 

-> Cách dùng câu hỏi đuôi loại 1: khi ta mong đợi câu trả lời giống với những gì được hỏi, như những gì ta suy nghĩ.

-> Với loại 1, lên giọng ở cuối câu hỏi nếu bạn chắc chắn về câu trả lời, xuống giọng nếu không chắc chắn lắm.

Ví dụ: He hasn’t arrived yet, has he?

Loại 2:

- Mệnh đề chính và câu hỏi đuôi ở thể khẳng định. Loại 2 được sử dụng khi ta không biết được câu trả là đúng hay sai.

- Loại 2 thì bạn luôn lên giọng ở cuối câu hỏi.

Ví dụ: You got the pen, did you?

3. Cấu trúc câu hỏi đuôi

Công thức: trợ động từ be/have/do/trợ động từ khiếm khuyết + chủ từ (thường là đại từ). Trợ động từ này được chia theo thì và chủ từ ở mệnh đề chính.

Loại 1: Câu mệnh đề chính khẳng định và câu hỏi đuôi phủ định:

- Với thì đơn

S + be + …, be + not + S?

S + modal verbs + …, modal verbs + not + S?

S + V + …, don’t/ doesn’t/ didn’t/won’t + S?

- Với thì hoàn thành

S + have/has/had + …., haven’t/ hasn’t/ hadn’t + S?

Ví dụ: He is here, isn't he?

Loại 2:

- Với thì đơn

S + be + …, be + S?

S + modal verbs + …, modal verbs + S?

S + V + …, do/ does/ did/will + S?

- Với thì hoàn thành

S + have/has/had + …., have/has/had + S?

Ví dụ: He can swim, can he?

4. Trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi

+ Câu hỏi đuôi trong câu mệnh lệnh

Trong câu mệnh lệnh, câu hỏi đuôi được dùng với will, nhưng đôi lúc cũng được dùng với would, could, can và won’t.

Ví dụ: Come here a minute, can you?

+ Câu hỏi đuôi có các trạng từ phủ định

Nếu mệnh đề chính chứa các trạng từ phủ định như never, rarely, seldom, hardly, barely và scarcely, nothing thì câu hỏi đuôi trong tiếng anh sẽ thường ở thể phủ định.

Ví dụ: I barely talk to you, do I?

+ Câu hỏi đuôi có nhiều trợ động từ, động từ

Đối với trường hợp này thì lấy trợ động từ đầu tiên

Ví dụ: I have been answering, haven’t I?

+ Với chủ ngữ là đại từ bất định chỉ vật

Với chủ ngữ (S) ở câu phía trước là các đại từ bất định chỉ vật như nothing, something, everything thì chủ ngữ ở câu hỏi đuôi sẽ là it.

Ví dụ: Everything is fine, is it?

+ Với chủ ngữ là đại từ bất định chỉ người

Chủ ngữ (S) ở câu phía trước là các đại từ bất định chỉ người như nobody, somebody, someone, everybody thì chủ ngữ ở câu hỏi đuôi là they.

Ví dụ: Everybody goes to the beach, don't they?

► Lưu ý: Đại từ no one, nobody làm chủ ngữ ở câu phía trước, câu hỏi đuôi (tag question) là câu khẳng định.

+ Câu hỏi đuôi với must

Nếu trong câu nói phía trước dấu phẩy dùng must, thì phải xét tới cách dùng của động từ khiếm khuyết này mới có thể suy ra câu hỏi đuôi phù hợp:

-> Nếu must chỉ sự cần thiết, thì câu hỏi đuôi dùng needn't

Ví dụ: They must go to the supermarket, needn't they?

-> Nếu mustn't chỉ sự cấm đoán thì câu hỏi đuôi dùng must

Ví dụ: You mustn't enter that zone, must you?

-> Nếu must chỉ sự dự đoán ở hiện tại, thì câu hỏi đuôi phải dựa vào động từ theo sau must

Ví dụ: He must be a very charming gentleman, isn't he?

-> Nếu must chỉ sự dự đoán ở quá khứ (must + have + V3/-ed), thì câu hỏi đuôi sẽ dùng have

Ví dụ: It must have been rained, haven't it?

+ Câu hỏi đuôi với right và yeah

Trong cách nói thân mật, ta có thể dùng right và yeah để thay cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You’ll be here at 5, yeah?

+ Các trường hợp đặc biệt khác

He had better run now, hadn’t he.
Nothing happened to me, did it?
They used to travel so much, didn’t they?

5. Cách trả lời câu hỏi đuôi

-> Để trả lời ta thường chỉ nói yes hoặc no hoặc dùng trợ động từ và chủ từ trong câu hỏi đuôi để trả lời.

Ví dụ: The train will start at 3:30 pm, won't it? (TL: Yes/ Yes, it will)

-> Để trả lời đúng câu hỏi đuôi, ta cần nhìn vào bản chất, sự thật của mệnh đề chính chứ không phải câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Snow isn't white, is it? → (Yes, it is/No, it isn't)

-> Một số ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn: The earth isn't bigger than the sun, is it? → Yes, it is.

Chủ điểm liên quan

Phương pháp luyện nghe tiếng Anh siêu hiệu quả

Cấu trúc wish thông dụng nhất trong tiếng Anh

Trọn bộ các chủ điểm ngữ pháp TOEIC

Tin tức khác

ĐỘI NGŨ SỨ GIẢ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Folder niềm tự hào

Bí kíp chinh phục 950+ TOEIC từ bộ 3 học viên khóa Doanh nghiệp tại Ms Hoa TOEIC

Bí kíp chinh phục 950+ TOEIC từ bộ 3 học viên khóa Doanh nghiệp tại Ms Hoa TOEIC

900+ TOEIC là mốc điểm mà nhiều sĩ tử khát khao đạt được để có thể chạm tới nhiều cơ hội việc làm tốt. Cùng lắng nghe kinh nghiệm từ bộ 3: Hà My, Đức Sơn và Phương Thảo - 3 học viên xuất sắc trong khóa học Doanh nghiệp nhà Ms Hoa đã chinh phục thành công 950+ TOEIC.

0TOEIC

Học viên xuất sắc tăng 300 điểm TOEIC chỉ sau 2 khóa học

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, từ 555 TOEIC khi test đầu vào, Thụy Phương đã chinh phục thành công 830 TOEIC và vượt target của bản thân. Cùng lắng nghe bạn chia sẻ kinh nghiệm học và thi của mình nhé!

830 TOEIC

HỌC VIÊN 'CƯNG' XUẤT SẮC CHINH PHỤC 880 TOEIC SAU 2 THÁNG

Chỉ sau 1 khóa học lớp C tại cơ sở Ms Hoa TOEIC Lũy Bán Bích, Đông Khang - cậu học trò cưng của cô Minh Thư đã xuất sắc chinh phục 880 TOEIC. Cùng lắng nghe những chia sẻ của bạn khi đạt kết quả này nhé!

880 TOEIC

BỨT PHÁ GIỚI HẠN, CHINH PHỤC 925 TOEIC

Mình cảm thấy thầy cô ở Ms Hoa dạy rất tốt và rất thân thiện với các học trò. Sau khi học lớp B xong thì mình chỉ đạt mức điểm là 695, mình nghĩ rằng giới hạn và trình độ của mình chỉ có thể đến mức đó. Nhưng sau khi học lớp luyện đề, mình đã bức phá và đạt điểm số như hiện tại.

925 TOEIC

CAO THỦ 820 TOEIC CHIA SẺ BÍ KÍP LÀM BÀI HIỆU QUẢ

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, Thảo Vy đã xuất sắc chinh phục 820 điểm TOEIC. Cùng lắng nghe cô bạn xinh xắn, giỏi giang chia sẻ kinh nghiệm học trong group Tự học TOEIC 990 cùng Ms Hoa nhé!

820 TOEIC

KINH NGHIỆM CHINH PHỤC 820 TOEIC SAU 2 THÁNG HỌC ONLINE

Chỉ sau 2 khóa học online qua Zoom tại Ms Hoa TOEIC, Hồng Nhung đã xuất sắc chinh phục 820 điểm TOEIC. Cùng lắng nghe những kinh nghiệm ôn thi hiệu quả của Nhung chia sẻ trong group Tự học TOEIC 990 cùng Ms Hoa nhé!

820 TOEIC

BÍ KÍP CHINH PHỤC 945 TOEIC TỪ CAO THỦ

900+ TOEIC là điểm số mà nhiều bạn mơ ước và phải nỗ lực học tập thật nhiều nếu muốn đạt được. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ Trúc Anh - người đã xuất sắc chinh phục 945 TOEIC nhé!

945 TOEIC

SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐẠT 900+ TOEIC

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, Hồng Phúc đã xuất sắc chinh phục 905 điểm TOEIC. Cùng nghe bạn chia sẻ những kinh nghiệm ôn thi hiệu quả để đạt được kết quả này nhé!

905 TOEIC

Bí kíp chinh phục 900+ TOEIC chỉ sau 3 tháng

Chỉ sau 3 tháng học tại Ms Hoa TOEIC, Trần Nam đã xuất sắc chinh phục 925 TOEIC - một kết quả nằm ngoài mong đợi. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Nam về hành trình đạt số điểm tuyệt vời này nhé!

925 TOEIC

HỌC VIÊN U50 CHIA SẺ HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 885 TOEIC

“Mở bát” cho năm mới rực rỡ là kết quả từ cô Thu Hiền - học viên khóa online tại Ms Hoa TOEIC. Ở độ tuổi U50, cô vẫn quyết tâm đi học và xuất sắc chinh phục 885 TOEIC. Cùng lắng nghe cô chia sẻ về hành trình ôn thi của mình nhé!

885 TOEIC
">
Liên hệ
Xem tất cả
01:33:27