Trung Tâm Luyện thi TOEIC, TOEIC Online | Anh ngữ Ms Hoa
Đào tạo TOEIC số 1 Việt Nam

[7.2013] Radio #2 - Nó nhất định sẽ là một viên gạch đẹp

Theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên tiếng Anh, Kiều Oanh một mình vào Nam.

Radio #2 Học bổng ước mơ của tháng 7 này là của một bạn gái có tên Nguyễn Thị Kiều Oanh đến từ Hải Dương với một câu chuyện rất hay. Nổi bật lên trong Ước mơ của bạn Oanh đó là đoạn cao trào, lời cảnh tỉnh từ người giáo viên đáng kính: "Trường học giống như một cái lò gạch nóng và mỗi học sinh là một viên gạch trong cái lò nóng ấy. Sau này ra lò  muốn làm gạch để xây nhà hay chỉ là những viên gạch bỏ đi thì còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người”.

Các bạn tò mò về câu chuyện của bạn Oanh? Hãy cùng xem cô gái nghị lực Kiều Oanh đã một mình vào Nam để đi theo ước mơ của mình như thế nào nhé!

Để bình chọn cho Ước mơ của bạn Kiều Oanh, các bạn hãy tick like ở cuối bài viết, đây sẽ là căn cứ để chốt kết quả bình chọn cuối cùng.



Lưu ý thời gian bình chọn cho Ước mơ tháng 7/2013: từ 12/8 đến 12h trưa 22/8/2013

 


Bài viết đầy đủ: 

 

 

 

Nó nhất định sẽ là một viên gạch đẹp!!!
 

Con đường học tập của nó quả là một con đường dài. Chả thế mà giờ đây khi đã bước sang tuổi 26 nó vẫn còn được tung tẩy đến trường với tấm thẻ sinh viên đại học. Sinh ra từ một làng quê nghèo, giống như các anh chị em của nó, thi đại học vẫn đi theo con đường mòn muôn thủa là thi vào ngành mà người nhà đã vạch sẵn. Chả là nó có ông bác làm luật sư trên Hà Nội nên việc nó theo đuổi ngành Luật cũng là điều dễ hiểu. Thực ra nó từng ôm ấp ước mơ được làm cô giáo từ khi còn nhỏ mà phải là giáo viên tiếng Anh mới được. Nó đã từng hồ hởi tham gia những buổi học thêm tiếng Anh ở trường để nuôi dưỡng ước mơ âý nhưng gia đình đã thuyết phục nó từ bỏ. Cũng chẳng trách được bố mẹ khi họ chỉ là những người nông dân quanh năm lam lũ thì sẽ chẳng có gì đảm bảo nó sẽ xin được việc khi ra trường.

Nó đã dành rất nhiều tâm huyết để ôn thi đại học vậy mà cuộc sống đã không mỉm cười với nó. Bố mẹ đã kỳ vọng vào nó quá nhiều nên họ dường như không chịu nổi cú sốc ấy. Bố nói sẽ chẳng tha thứ cho nó nếu nó không đỗ đại học vào năm tới. Để trốn tránh cái  nhìn trách móc của bố mẹ, nó đã quyết định đi học trung cấp để ôn thi lại.

Hà Nội với ai đó là nơi phồn hoa đô thị nhưng nó thấy thực sự đó không phải là nơi dành cho nó. Ngoài Hồ Tây thơ mộng vào những buổi chiều thu thì mọi thứ ở đây quá ngột ngạt. Ai cũng bận rộn với những lo toan cuộc sống và nó cũng vậy. Hồi đó, nó không dám trở về ngôi nhà thân yêu nữa bởi mỗi lần về là không khí gia đình lại vô cùng căng thẳng. Nó quyết định đi làm thêm để tự lập. Nó – một con bé nhà quê ra tỉnh chẳng quen biết ai và có kinh nghiệm gì nên chẳng dễ để có được một công việc. Ngay cả một quán cơm sinh viên cũng từ chối nhận nó vào làm vì nó quá nhỏ so với cái tuổi 18 của mình. May thay thời điểm ấy là mùa mứt tết của làng Xuân Đỉnh. Sau này, dù có đi đâu, làm gì nó cũng sẽ không bao giờ quên quãng thời gian cơ cực ấy. Nó ghét mùa đông Hà Nội với những cơn gió kèm theo mưa phùn rét cắt da, cắt thịt. Trong khi bạn bè cùng phòng ký túc xá đang nằm trong chăn ấm tận hưởng những đồ ăn được gia đình gửi lên thì nó lủi thủi với chiếc dao gọt bí trong con ngõ nhỏ tối tăm. Những người làm việc trong xưởng chế biến mứt hầu hết là dân lao động chuyên nghiệp nên họ chẳng mấy khăn để gọt những quả bí nặng đến cả chục kg nhưng nó thì phải loay hoay mãi mới quen được với công việc cần rất nhiều sức lực và sự kiên nhẫn ấy. Đôi lúc để trêu trọc, những con bé nhỏ hơn nó đến vài tuổi còn ném cả những trái bí thối vào người nó như để thử thách sức chịu đựng của nó. Chẳng ai hiểu rằng trong thân hình nhỏ bé, gầy gò ấy có một nỗi đau còn dai dẳng và đau đớn hơn mà nó đang âm thầm chịu đựng đó là sự ghẻ lạnh của gia đình. Vậy nên nó chẳng thèm để ý đến những trò chêu trọc và lầm lũi làm việc. Chẳng biết phải trải qua bao nhiêu công đoạn để có được những hộp mứt tết đẹp đẽ nhưng công đoạn gọt bí cuả nó chỉ được trả 100 đồng / kg. Nó miệt mài, cần mẫn để kiếm được 10 ngàn đồng mỗi ngày. Lê bước về phòng sau những giờ làm việc cực nhọc nó vẫn không quên nhiệm vụ ôn thi đại học và chuẩn bị bài cho ngày mới.

Ngôi trường ấy nó chỉ gắn bó vỏn vẹn 1 năm thôi nhưng quả thật có nhiều kỷ niệm. Người mà nó không bao giờ quên chính là cô giáo dạy tiếng Anh – nỗi ám ảnh của rất nhiều sinh viên trong trường. Chẳng là lớp nó gồm một tổng thể của nhiều vùng miền trong đó có một vài bạn là dân thủ đô chính hiệu. Bà cô ấy nổi tiếng trong việc mỉa mai những học sinh ngoại tỉnh và nó cũng chẳng phải là ngoại lệ. Cô dè bỉu dân nông thôn quê mùa, thô kệch, dốt nát tiếng Anh và hơn thế nữa còn chẳng phân biệt được “l” và “n”. Cô cười đắc thắng mỗi khi nhắc đến câu chuyện có anh thanh niên nọ đi tham gia cuộc thi âm nhạc bị loại ngay từ vòng gửi xe khi cất tiếng hát “ngày xưa tôi có yêu một “làng” thiếu nữ. Ấm ức vì bị phân biệt đối xử, nó quyết tâm học tiếng Anh để bà cô ấy phải hối hận khi đã dám coi thường những đứa nông thôn như nó. Dẹp bỏ tự ái và cái tinh thần “chém cha không bằng pha tiếng” nó quyết tâm sửa ngọng. Chẳng khó khăn lắm cho nó để theo kịp những bài học tiếng Anh trên lớp và thậm chí còn nổi bật hơn những đứa thành phố vốn được cô ca ngợi. Một cái gì đó như le lói trong lòng nhưng những ngày dài đi gọt bí đã làm nó ngộ ra rằng chỉ có làm luật sư như bác nó thì mới thoát được những ngày khốn khổ.

            Thời gian dần trôi, cuối cùng nó cũng thực hiện được ước mơ vào Đại học.Nó không có khả năng vào trường Đại học Luật vì lịch sử với nó là một cơn ác mộng nên nó chọn học Luật ở Vinh. Vinh với nó cũng là nơi xa lạ chẳng kém gì Hà Nội. Chẳng có cách đồng lúa bao la trải dài bất tân hay những bãi đất trống nơi nó có thể thả hồn với cánh diều trên bầu trời cao trong xanh như quê nó mà là người xe nườm nượp, đông đúc, xô bồ. Việc học đại học nhàn hạ hơn nó nghĩ. Như bao bạn bè khác nó chỉ thưc sự bận rộn vào những ngày ôn thi.
            Ở trường có một trung tâm ngoại ngữ mà nó chỉ dám đứng nhìn từ xa. Bố mẹ đã rất vất vả để chu cấp tiền ăn học cho hai chị em nó nên nó chẳng dám đòi hỏi được đi học thêm tiếng Anh như bạn bè. May thay con bạn thân cùng phòng đã nghĩ ra một kế vẹn toàn. Nó sẽ lên lớp học trước rồi thả vé ở một chỗ bí mật để con bạn lên sau. Cứ như thế nó tham dự hết level C với chứng chỉ loại giỏi. Nó được học “miễn phí” theo cách của nó nhưng chưa bao giờ nó cảm thấy thoải mái. Nó thực sự muốn thú nhận việc làm của nó với những thầy cô mà nó vô cùng yêu quý. Nó lấy hết can đảm để đến gặp giám đốc trung tâm ngoại ngữ. Trái với hình dung ban đầu của nó, thầy rất điềm đạm khi nghe nó giãi bầy. Thầy không trách mắng mà còn cảm ơn nó vì đã thành thật. Phải dừng học nhưng nó thấy lòng thật nhẹ nhõm.

            Nó học tiếng Anh chỉ vì đam mê chứ không có định hướng nào cụ thể. Như bác nó nói thì con đường mà nó đang đi vốn chẳng cần nhiều đến tiếng Anh. Nhưng cũng chính nhờ tiếng Anh mà nó có cơ hội được làm “giáo viên” theo một khía cạnh nào đó. Nó tận dụng thời gian rỗi để đi gia sư và kiếm được khoản tiền kha khá mỗi tháng. Cũng nhờ thế bố mẹ nó cũng bớt đi được phần nào gánh nặng. Nuôi hai chị em nó học đại học làm cho hai tấm thân gầy ngày càng tàn tạ, héo mòn theo năm tháng. Âý vậy mà bố mẹ nó chẳng hề than phiền mà còn động viên nó đi làm từ thiện.

Lần đầu tiên nó đặt chân đến làng trẻ SOS Vinh là vào mùa hè năm 2009. Dù được cảnh báo từ vị giám đốc rằng bọn trẻ rất nghịch ngợm và khó bảo nhưng nó vẫn không ngờ rằng khởi đầu lại gian nan đến thế. Nó đứng giữa một lũ nhóc lớp 8 mà cảm thâý bất lực. chúng coi nó như vô hình. Chúng chẳng muốn học, chẳng có niềm tin sẽ đậu vào cấp 3 và nghĩ rằng cuộc đời chúng rồi cũng kết thúc như bao đứa trẻ khác trong làng là đi học nghề rồi ra đời mưu sinh. Hơn thế nữa với chúng những đứa như nó đến làng trẻ nếu không vì thương hại thì cũng vì muốn cộng điểm thành tích ở trường mà thôi. Nó vắt óc suy nghĩ cách tiếp cận bọn trẻ. Sau một thời gian dành nhiều thì giờ cùng học và cùng chơi với bọn trẻ nó nhận ra rằng đường đến trái tim chỉ có thể xuất phát từ trái tim. Bọn trẻ không chỉ cần người dạy kiến thức mà còn cần người luôn tôn trọng, sẻ chia chứ không phải lúc nào cũng coi chúng như những con người khốn khổ vì là trẻ mồ côi. Chúng xứng đáng được nhận sự yêu thương chân thành chứ không phải những ánh nhìn ái ngại. Dần dần chúng trở nên thân thiện với tôi và thích thú vơí việc học. Chính bọn trẻ đã dạy cho tôi bài học về ý chí và nghị lực sống. Cuộc sống dù có nghiệt ngã đến đâu thì mình vẫn cứ phải mỉm cười mà bước tiếp.

Tốt nghiệp đại học loại khá và được kết nạp Đảng ở trường làm bố mẹ thấy tin tưởng vào tương lai sáng lạn của nó. Chẳng ai biết rằng trong đầu nó đã có những thay đổi sau những tháng ngày thực tập ở Viện Kiểm sát. Nó được đến nhà giam gặp gỡ phạm nhân để lấy lời khai, đến bệnh viện tham gia giải phẫu tử thi hay làm hồ sơ vụ án… Nó tự thấy nó thực sự không hợp với nghề này. Nhưng biết làm sao khi chỉ vài ngày nữa thôi với sự giúp đỡ của bác nó nó sẽ có được công việc “hái ra tiền” như bố mẹ và họ hàng trông đợi. Thật buồn khi nó phải đi đến tận cùng con đường để nhận ra rằng con đường này chẳng phải dành cho nó. Khi biết nó muốn làm giáo viên bố mẹ đã mắng nó té tát. Đã quá muộn để thay đổi. Khi biết bản thân thực sự muốn gì nó chỉ muốn chạy trốn. Nhưng nó biết đi đâu và làm gì khi trong túi chẳng có nổi vài xu lẻ. May thay con bạn hồi đại học lại một lần nữa cho nó cơ hội. Với số tiền ít ỏi có được nó bắt xe vào Nam trước sự ngỡ ngàng của gia đình và bạn bè.

Giờ đây nó đang là sinh viên năm 4 của trường đại học mà nó yêu thích. Mai này khi ra trường nó sẽ chính thức là một giáo viên tiếng Anh. Âý thế mà việc học ở trường mới đã có lúc làm nó rơi vào bế tắc. Nó vốn tự tin với với vốn tiếng Anh của mình nhưng khi vào trường chỉ được một tuần nó đã muốn bỏ học. Chả là lớp nó gồm toàn những thành viên nếu không chuyên Anh thì cũng là dân thành phố. Mà ở cái đất Sài gòn này có lẽ một đứa con nít cũng giỏi tiếng anh hơn nó. Nó giống như một con cá con được thả ra biển lớn và nơi đây hoàn toàn không có chỗ cho những con cá yếu đuối, kém cỏi. Ngay lúc nó muốn bỏ học về quê thì một giáo viên đã nói với nó rằng “trường học giống như một cái lò gạch nóng và mỗi học sinh là một viên gạch trong cái lò nóng âý. Sau này ra lò  muốn làm gạch để xây nhà hay chỉ là những viên gạch bỏ đi thì còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người”. Nó ngẩn người ra suy nghĩ. Rõ thật là ngốc khi đã đi trên đường lớn rồi mà thấy đường xa lại muốn bỏ cuộc. Phải nói thêm rằng việc học tập khá vất vả nên nó chẳng có thời gian đi làm thêm như trước. Vậy là một lần nữa đôi vai ba mẹ nó lại thêm một lần trĩu nặng.

            Một ngày nọ, khi đang ngồi đợi xe buýt gần chợ Bến Thành có một người Ấn Độ cứ nằng nặc đòi đưa nó đi ăn món Ấn Độ và tặng nó quyển sách “Eat, love and pray” chỉ vì trông mặt nó ông biết sau này nó sẽ rất giàu có. Cuộc sống quả thật là thú vị. Ông còn đưa danh thiếp và bảo rằng mai kia nếu điều đó thành hiện thực thì phải liên lạc với ông. Đến giờ nó vẫn còn giữ gìn tấm danh thiếp ấy rất cẩn thận và thấy tin tưởng nhất định rồi sẽ có một ngày….

 

 

 

 

 

*************************************
 

 

 

 

Hãy chia sẻ ước mơ của bạn về email: [email protected] để chấp cánh cho ước mơ đó mãi bay cao bay xa bạn nhé. (Xem chi tiết TẠI ĐÂY)

 

 

Link tham khảo:

 

 

 
Tin tức khác

ĐỘI NGŨ SỨ GIẢ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Folder niềm tự hào

Bí kíp chinh phục 950+ TOEIC từ bộ 3 học viên khóa Doanh nghiệp tại Ms Hoa TOEIC

Bí kíp chinh phục 950+ TOEIC từ bộ 3 học viên khóa Doanh nghiệp tại Ms Hoa TOEIC

900+ TOEIC là mốc điểm mà nhiều sĩ tử khát khao đạt được để có thể chạm tới nhiều cơ hội việc làm tốt. Cùng lắng nghe kinh nghiệm từ bộ 3: Hà My, Đức Sơn và Phương Thảo - 3 học viên xuất sắc trong khóa học Doanh nghiệp nhà Ms Hoa đã chinh phục thành công 950+ TOEIC.

0TOEIC

Học viên xuất sắc tăng 300 điểm TOEIC chỉ sau 2 khóa học

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, từ 555 TOEIC khi test đầu vào, Thụy Phương đã chinh phục thành công 830 TOEIC và vượt target của bản thân. Cùng lắng nghe bạn chia sẻ kinh nghiệm học và thi của mình nhé!

830 TOEIC

HỌC VIÊN 'CƯNG' XUẤT SẮC CHINH PHỤC 880 TOEIC SAU 2 THÁNG

Chỉ sau 1 khóa học lớp C tại cơ sở Ms Hoa TOEIC Lũy Bán Bích, Đông Khang - cậu học trò cưng của cô Minh Thư đã xuất sắc chinh phục 880 TOEIC. Cùng lắng nghe những chia sẻ của bạn khi đạt kết quả này nhé!

880 TOEIC

BỨT PHÁ GIỚI HẠN, CHINH PHỤC 925 TOEIC

Mình cảm thấy thầy cô ở Ms Hoa dạy rất tốt và rất thân thiện với các học trò. Sau khi học lớp B xong thì mình chỉ đạt mức điểm là 695, mình nghĩ rằng giới hạn và trình độ của mình chỉ có thể đến mức đó. Nhưng sau khi học lớp luyện đề, mình đã bức phá và đạt điểm số như hiện tại.

925 TOEIC

CAO THỦ 820 TOEIC CHIA SẺ BÍ KÍP LÀM BÀI HIỆU QUẢ

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, Thảo Vy đã xuất sắc chinh phục 820 điểm TOEIC. Cùng lắng nghe cô bạn xinh xắn, giỏi giang chia sẻ kinh nghiệm học trong group Tự học TOEIC 990 cùng Ms Hoa nhé!

820 TOEIC

KINH NGHIỆM CHINH PHỤC 820 TOEIC SAU 2 THÁNG HỌC ONLINE

Chỉ sau 2 khóa học online qua Zoom tại Ms Hoa TOEIC, Hồng Nhung đã xuất sắc chinh phục 820 điểm TOEIC. Cùng lắng nghe những kinh nghiệm ôn thi hiệu quả của Nhung chia sẻ trong group Tự học TOEIC 990 cùng Ms Hoa nhé!

820 TOEIC

BÍ KÍP CHINH PHỤC 945 TOEIC TỪ CAO THỦ

900+ TOEIC là điểm số mà nhiều bạn mơ ước và phải nỗ lực học tập thật nhiều nếu muốn đạt được. Cùng lắng nghe những chia sẻ từ Trúc Anh - người đã xuất sắc chinh phục 945 TOEIC nhé!

945 TOEIC

SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐẠT 900+ TOEIC

Chỉ sau 2 khóa học tại Ms Hoa TOEIC, Hồng Phúc đã xuất sắc chinh phục 905 điểm TOEIC. Cùng nghe bạn chia sẻ những kinh nghiệm ôn thi hiệu quả để đạt được kết quả này nhé!

905 TOEIC

Bí kíp chinh phục 900+ TOEIC chỉ sau 3 tháng

Chỉ sau 3 tháng học tại Ms Hoa TOEIC, Trần Nam đã xuất sắc chinh phục 925 TOEIC - một kết quả nằm ngoài mong đợi. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Nam về hành trình đạt số điểm tuyệt vời này nhé!

925 TOEIC

HỌC VIÊN U50 CHIA SẺ HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC 885 TOEIC

“Mở bát” cho năm mới rực rỡ là kết quả từ cô Thu Hiền - học viên khóa online tại Ms Hoa TOEIC. Ở độ tuổi U50, cô vẫn quyết tâm đi học và xuất sắc chinh phục 885 TOEIC. Cùng lắng nghe cô chia sẻ về hành trình ôn thi của mình nhé!

885 TOEIC
">
Liên hệ
Xem tất cả
01:33:27